Vào ngày 14 tháng 9 năm 2020 vừa qua, sinh viên của Khoa Môi trường, ĐH KHTN TP.HCM đã bảo vệ đề tài tốt nghiệp. Trong đó có sự tham gia báo cáo của hai bạn sinh viên được phân công phụ trách thử nghiệm lần thứ hai này.

Tuy gặp khó khăn do dịch Covid, nhưng các bạn sinh viên đã rất cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như đề tài nghiên cứu của mình.

Hình 2. Sinh viên báo cáo tiểu luận tốt nghiệp

Hình 1. Sinh viên báo cáo khoá luận tốt nghiệp

Điểm chung của cả hai đề tài đều là

  • Khảo sát và so sánh giữa Phương pháp bùn hoạt tính truyền thống (bể CAS) và Phương pháp bùn Enzyme hoạt tính (bể Enzyme) theo nồng độ đầu vào.
  • Khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu nước đối với Phương pháp bùn Enzyme hoạt tính.

 

Hình 3. So sánh nước đầu ra của hai phương pháp

Với đề tài khoá luận tốt nghiệp là: “Xử lý nước thải chế biến thuỷ sản bằng Phương pháp bùn Enzyme hoạt tính”, sinh viên Lê Thành Định nhận xét bể có enzyme của Hệ thống CM thử nghiệm có màu trong hơn và loại bỏ được mùi hôi (hình 3).

 

Hình 4. Khảo sát thời gian lưu (HRT) tối ưu

 

 

Ngoài ra, dựa vào kết quả nghiên cứu, sinh viên kết luận Phương pháp bùn Enzyme hoạt tính có thời gian lưu tối ưu thấp hơn Phương pháp bùn hoạt tính truyền thống. Trong đó, thời gian lưu tối ưu của bể hiếu khí Enzyme là 4 giờ do ở HRT 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ không có chênh lệch hiệu suất xử lý lớn (hình 4).

Thời gian lưu thấp sẽ giúp tiết kiệm diện tích khi xây dựng. Đây cũng là điều mà Phương pháp bùn hoạt tính truyền thống chưa làm được.

Hình 5. Kết luận sau khi nghiên cứu

Còn ở tiểu luận: “Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến thuỷ sản bằng Phương pháp bùn enzyme hoạt tính”, ngoài những ưu điểm như không phát sinh mùi hôi, thời gian lưu nước thấp… Sinh viên Lê Vi Na cũng có cùng kết luận rằng:

  1. Hiệu suất xử lý ở bể Enzyme hiệu quả tốt hơn bể CAS.
  2. COD càng cao thì hiệu quả xử lý càng lớn.

Sau khi nghe phần bảo vệ của sinh viên, phía hội đồng đã có lời khen dành cho Hệ thống CM về hiệu quả vượt trội trong việc xử lý nước thải có nồng độ cao. Qua đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô và các bạn sinh viên đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho JFils. Chúng tôi rất hy vọng sẽ có thể tiếp tục được hợp tác nghiên cứu với trường ĐH KHTN TP. HCM để phát triển Hệ thống CM sao cho phù hợp nhất với điều kiện môi trường và kinh tế ở Việt Nam.